Hiragana và Katakana là các chữ tượng âm còn chữ Hán là chữ tượng hình, vừa biểu thị âm đồng thời vừa biểu thị nghĩa.
Câu trong tiếng Nhật thông thường được viết bằng chữ Hiragana, Katakana, chữ Hán. Tên người, địa danh nước ngoài hoặc các từ ngoại lai được viết bằng chữ Katakana.
Còn chữ Hiragana được dùng để biếu thị trợ từ hoặc các phần biến đổi của động từ,tính từ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp chữ Latinh (Romaji) cũng được dùng khi viết dành cho đối tượng là người nước ngoài.
Tuy nhiên, với những người có nhu cầu đi du học Nhật Bản hoặc xuất khẩu lao động, hai bảng chữ cái chính cần học là Hiragana và Katakana. Thông thường để có thể nhớ được hết 2 bảng chữ cái này, chúng ta cần mất khoảng từ 2 đến 3 tuần (trong trường hợp không bận rộn các việc khác và dành nhiều thời gian để học).
① Bảng chữ cái Hiragana
Hiragana là loại chữ đầu tiên được người Nhật Bản dạy cho trẻ em. Đây là loại chữ mềm, thông dụng nhất.
Bảng chữ cái Hiragana gồm có 71 chữ và có 5 nguyên âm あ(a) – い(i) – う(u) – え(e) – お(o). Các nguyên âm này đứng sau phụ âm, và bán nguyên âm để thạo thành đơn vị âm.
② Bảng chữ cái Katakana
Katakana là chữ cứng, bảng chữ cái này là các phiên âm mượn nước ngoài.
Giống như Hiragana, Katakana cũng là bảng chữ cái quan trọng của người Nhật, và bảng chữ cái này cũng chứa các kí tự âm cơ bản, mỗi chữ cũng chỉ có một cách đọc duy nhất. Katakana nhìn cứng cáp và gãy gọn hơn với các với nét cong, nét gấp và thẳng, cũng vì thế nếu Hiragana được gọi là chữ “mềm” do các nét uốn cong thì với những nét viết cứng cáp, Katakana được gọi là chữ “cứng”.
③ MẸO HỌC THUỘC BẢNG CHỮ CÁI NHANH VÀ NHỚ LÂU
+ Mẹo 1: Học bảng chữ cái tiếng Nhật bằng Flashcard
+ Mẹo 2: Học bảng chữ cái tiếng Nhật theo phương pháp “cơ bắp”
+ Mẹo 3: Học bảng chữ cái tiếng Nhật song song nhau
+ Mẹo 4: Học bảng chữ cái tiếng Nhật qua hình ảnh minh họa
+ Mẹo 5: Học mọi lúc mọi nơi
Theo quy luật trí nhớ của con người, những hình ảnh màu sắc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày có khả năng được lưu giữ nhanh hơn những từ ngữ xa lạ thông thường (Hiệu ứng ưu thế hình ảnh). Vì vậy, việc mã hóa những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana thành những hình ảnh thú vị là một biện pháp hoàn hảo để việc học đạt được kết quả tốt hơn.
Chẳng hạn, あ (a) bạn có nhận thấy nguyên âm này rất giống chiếc “ăng ten” không. Như vậy, khi nhắc đến “ăng ten” bạn có thể nhớ đến cách viết và phát âm của あ.
Hiện nay, có một số nơi nói rằng, việc luyện viết là không cần thiết do hầu hết việc giao tiếp giữa người với người là thông qua máy tính, thông qua việc gõ bàn phím. Nhưng tôi không cho rằng việc đó là đúng, việc luyện viết trên giấy sẽ giúp chúng ta ghi nhớ các nét chữ một cách tốt hơn.
Thay vì việc chỉ học thông qua một giác quan là thị giác thì việc kết hợp nhiều loại giác quan sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn. Vì vậy tôi cho rằng, kết hợp nhìn, nói, nghe, viết là điều cần thiết nếu bạn muốn học ngoại ngữ tốt hơn.
Đam mê sẽ tạo nên kết quả tốt khi nó đi cùng sự rèn luyện kiên trì. Hãy học mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi: trong lúc nấu ăn, trong khi làm việc nhà, ngồi trên xe bus,…. Sự rèn luyện liên tục sẽ giúp tiếng Nhật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với chúng ta.
Trong một bài viết khác của mình, tôi đã giải thích với các bạn cơ chế tâm lý của nguyên tắc này, rằng luyện tập thì giúp việc học đạt được hiệu quả như thế nào và tại sao luyện tập lại quan trọng như thế khi học ngôn ngữ.